Chuyển đến nội dung chính

Chi Vác- Cayratia Juss

Chi Cayratia Juss.

Cây bụi mọc leo, tua cuốn đối diện với lá. Lá kép 3 lá chét hay hình bàn đạp với lá chét 3 - 5 - 7 - 9; lá kèm 2, nhỏ. Cụm hoa có cuống thành tán hay ngù, ở nách lá, ở bên hay ở ngọn do sự thui biến của nhánh; hoa có cuống. Đài dạng đấu. Cánh hoa 4, xếp van, khi hoa nở thì tách ra. Nhị 4, đối diện với cánh hoa, đính xung quanh đĩa, bao phấn hướng trong. Đĩa mật nguyên hay chia thùy, có mép mỏng. Bầu dính với đĩa; 2 ô, mỗi ô 2 noãn, vòi dạng cột, đầu nhụy không rõ. Quả mọng hầu như khô; hạt 2 - 4.
Gồm 45 loài nhiệt đới Cựu lục địa; ở nước ta có 14 loài
  1.  Cayratia acris (F. Muell.) Domin
  2.   Cayratia clematidea
  3. Cayratia corniculata
  4. Cayratia debilis (Baker) Suess.
  5.   Cayratia delicatula (Willems) Desc.
  6.   Cayratia eurynema
  7. Cayratia geniculata (Blume) Gagnep.
  8.   Cayratia gracilis (Guill. & Perr.) Suess.
  9.   Cayratia ibuensis (Hook.f.) Suess.
  10.   Cayratia japonica (Thunb.) Gagnep.Cayratia Japonica, Famille Vitaceae
  11.   Cayratia mollissima
  12. Cayratia pedata (Lam.) Juss. ex Gagnep. var. glabra Gamble 
  13. Cayratia saponaria
  14. Cayratia trifolia (L.) DominVietnamese named : dây Vát, dây Sạt, dây Giác.
    Common names : Threeleaf Cayratia, Cayratia, Native Grape, Slender Water Vine, Bush Grape, Fox-grape, Three-Leaved Wild Vine
    Scientist name : Cayratia trifolia ( L.) Domin
    Synonyms : Vitis trifolia L.
    Family : Vitaceae.
    Kingdom:Plantae
    (unranked):Angiosperms
    (unranked):Eudicots
    (unranked):Rosids
    Order:Vitales
    Genus:Cayratia
    Species:C. trifoliaCayratia trifolia (L.) Domino - Vác, Dây sạt.
    Cây nhỏ bò dài, nhẵn hay hơi có lông. Cành mảnh, có khía, cong queo. Tua cuốn hình sợi tóc, có 3 nhánh cách xa nhau. Lá kép có 3 lá chét hình trái xoan rộng, tròn ở gốc, nhọn ở ngọn, cái giữa lớn hơn, 6 - 8 đôi gân phụ cong, răng khía tai bèo hình cung, có mũi nhọn; lá kèm hình tam giác.
    Cụm hoa thành ngù, ở kẽ lá hay ở ngọn, đôi khi đính giữa 2 lá trên; cuống cụm hoa không chia đốt, không có lá bắc con ở gốc; cuống hoa nhẵn, nụ hoa hình trứng. Đài hình chén, hẹp hơn tràng, chỉ hơi có nhú, không khía tai bèo. 4 cánh hoa, có chấm ở ngọn. 4 nhị; bao phấn tròn hay hơi hình bầu dục ngang. Đĩa mỏng, chỉ hơi chia thùy nhỏ. Bầu nhẵn. Quả đen, to bằng đầu ngón tay út, hình đầu, hơi hẹp dần ở gốc, 3 - 4 hạt ba góc, nhăn nheo: nội nhũ hình chữ T trên mặt cắt ngang.
    Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin và Ôxtrâylia. Ở nước ta có gặp từ Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình vào tới Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh đến Kiên Giang ( đảo Phú Quốc ).
    Cây mọc trong các quần hệ thứ sinh và dọc các rào bụi chủ yếu ở vùng thấp.

    Rễ được dùng trị nhọt phổi và đinh nhọt. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ giã ra với tiêu sọ đắp trị mụn nhọt. Ở Campuchia, rễ tươi dùng giã ra, thêm nước lọc uống trị bạch đới. Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị đòn ngã tổn thương, nhọt phổi, ghẻ lở; thân lá được dùng trị gãy xương. Ở Campuchia, người ta dùng lá sắc uống làm thuốc hạ nhiệt; nước chảy từ thân khi ta chặt ra có thể dùng uống được.

Cayratia Juss. – Vác
Juss. 1818. Dict. Class. Nat. 4: 346; Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 346; id. 1912. Fl. Gen. Indoch. 1: 975; id. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 893; Suess. 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 277; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 92; A. Latiff, 1981. Sains Malaysiana. 10(2): 134; L. C. Li, 1998. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 48(2): 68; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1147. – Columella Lour. 1790. Fl. Cochinch. 85; Cissus sect. Cayratia (Juss.) Planch. 1887. Monogr. Phan. 5: 471.
Dây leo; tua cuốn mọc đối diện với lá. Lá kép hình chân vịt hoặc hình bàn đạp, 3-7(-9) lá chét; lá kèm sớm rụng. Cụm hoa hình xim 2 ngả kép, cuống cụm hoa có khuỷu và lá bắc hoặc không. Hoa lưỡng tính, bao hoa mẫu 4; đài hình đĩa hoặc hình chén, mép nguyên hoặc có 4 thuỳ; cánh hoa 4, đỉnh lưng có sừng hoặc không; nhị 4, mọc đối diện với cánh hoa; chỉ nhị mảnh, bao phấn 2 ô, đính lưng; triền hình nhẫn, mép thường có 4 rãnh; bầu thường bị vùi trong triền, vòi nhuỵ hình dùi. Quả mọng. Hạt 2-4, mặt bụng có 1 hoặc 2 hốc.
Typus: Cayratia pedata (Lam.) Gagnep.
Khoá định loại các loài thuộc chi Cayratia ở Việt Nam
1A. Cuống cụm hoa có khuỷu và lá bắc. Hạt hình bán cầu hoặc bầu dục, mặt bụng có một hốc ở giữa (Sect. Cayratia).
2A. Lá kép hình chân vịt 3 lá chét.
3A. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cuống cụm hoa và cuống hoa có lông.
4A. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cuống cụm hoa và cuống hoa
……………………………. có lông tơ mịn, sau đó nhẵn. 1. C. geniculata
4B. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cuống cụm hoa và cuống hoa
có lông nhung rậm ………………………………………… 2. C. mollissima
3B. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cuống cụm hoa và cuống hoa không
có lông………………………………………………………………………… 3. C. wrayi
2B. Lá kép hình bàn đạp từ 5 lá chét trở lên.
5A. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cuống cụm hoa có lông
6A. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cuống cụm hoa có lông tơ
mịn và lông nhung. Bao phấn hình gần tròn, dài bằng rộng……..
…………………………………………………………………….. 4. C. hayatae
6B. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cuống cụm hoa chỉ có lông
tơ mịn. Bao phấn hình bầu dục, dài gấp hai lần rộng ………………
……………………………………………………………………….. 5. C. pedata
5B. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cuống cụm hoa không có có lông
7A. Cụm hoa ngắn hơn 5cm, hoa có lông mịn…… 6. C ceratophora
7B. Cụm hoa cỡ 10-15cm, hoa không có lông …… 7. C. roxburghii
1B. Cuống cụm hoa không có khuỷu và lá bắc. Hạt hình trứng ngược, mặt bụng có gờ và hai hốc ở hai bên (Sect. Discypharia Suesseng.)
8A. Cánh hoa có sừng nhọn ở đỉnh.
9A. Nhánh non, lá và cụm hoa có lông tơ màu hung đỏ………………………
…………………………………………………………………………. 8. C. cannabina
9B. Nhánh non, lá và cụm hoa không có lông tơ màu hung đỏ ……………
………………………………………………………………………… 9. C. corniculata
8B. Cánh hoa không có sừng nhọn ở đỉnh
10A. Lá kép hình chân vịt 3 lá chét……………………………….10. C. trifolia
10B. Lá kép hình bàn đạp 5 lá chét.
11A. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cụm hoa có lông tơ màu
nâu đỏ …………………………………………………….. 11. C. oligocarpa
11B. Nhánh non, cuống và mặt dưới lá, cụm hoa không có lông tơ
màu nâu đỏ …………………………………………………. 12. C. japonica
Sect. Cayratia
1. Cayratia geniculata (Blume) Gagnep. Vác gối
Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 345; id. 1912. Fl. Gen. Indoch. 1: 978; id. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 897; Suess., 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 279; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 93; L. C. Li, 1998. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 48(2): 71; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 468; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1147. – Cissus geniculata Blume, 1825. Bijdr. 184.
Loc. class. Java
Sinh học và sinh thái: Có hoa tháng 4-7, quả chín tháng 8-11. Cây ưa sáng, mọc ở ven rừng, ven suối và làng bản.
Phân bố: Lai Châu, Lào Cai (Bắc Hà), Hà Giang (Vị Xuyên), Tuyên Quang (Na Hang), Lạng Sơn (Hữu Liên), Phú Thọ (Xuân Sơn), Hà Nội (Bất Bạt), Quảng Ninh (Hạ Long), Hải Phòng (Cát Bà), Hà Nam (Kim Bảng), Ninh Bình, Thanh Hoá (Lam Kinh), Nghệ An (Con Cuông), Hà Tĩnh (Hương Sơn), Quảng Bình (Phong Nha), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng, Quảng Nam (Phước Sơn), Kon Tum (Đắk Glêi). Còn có ở Trung Quốc, Lào và Inđônêxia.
Mẫu nghiên cứu: Lào Cai, Khôi-Hiến-Đỏ 323 (HN) – Hà Giang, T. A. Đức 05052218 (HNU) – Tuyên Quang, VN 548, HLF 219 (HN) Lạng Sơn, V. X. Phương 3704 (HN) – Phú Thọ, V. X. Phương 3964; 6200; 6513 & 6519 (HN) – Hà Nội, T. Đ. Lý 131 (HN) ¬ Quảng Ninh, 975 (HNPM) – Hải Phòng, LX-VN 3403 (HN) – Hà Nam, TH 135 (HN) – Thanh Hoá, Đ. T. Xuyến 66 & 69 (HN) – Nghệ An, V. Q. Nam 457 (HNU) – Hà Tĩnh, 4428/HS287 (HN) – Quảng Bình, PNa 80168 (HNU) – Thừa Thiên Huế, T. T. Bách2510200305 (HN) – Quảng Nam, LX-VN 2901(HN) – Kon Tum, VH 1759 (HN).
2. Cayratia mollissima (Wall. in Roxb.) Gagnep. – Vác phấn đen
Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 345; id. 1912. Fl. Gen. Indoch. 1: 977; id. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 897; Suess. 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 279; A. Latiff, 1981. Sains Malaysiana. 10(2): 136; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1148. – Vitis mollissima Wall. in Roxb., 1832. Fl. Ind. 2: 482; Cayratia melanathera Gagnep. 1945. Bull. Soc. Bot. Fr. 92: 167.
Loc. class.: Penins. Malaysia.
Sinh học và sinh thái: Có hoa tháng 4-7, có quả tháng 8-11. Mọc ven rừng, ven suối và quanh làng bản.
Phân bố: Đà Nẵng (Liên Chiểu), Gia Lai (Mang Yang), Lâm Đồng (từ Langbiang đến Dran), Khánh Hoà (từ Nha Trang đi Ninh Hoà). Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Inđônêxia, Malaixia
Mẫu nghiên cứu: Đà Nẵng, Poilane 4710 & 7639 (VNM).
3. Cayratia wrayi (King) Gagnep. – Vác wray
Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 346; id. 1912. Fl. Gen. Indoch. 1: 978; id. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 898; Suess. 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 279; A. Latiff, 1981. Sains Malaysiana. 10(2): 137; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 469; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1149. – Vitis wrayi King, 1896. Jour. As. Soc. Beng. 65(2): 394.
Loc. class.: Penins. Malaysia.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-4, mùa quả chính tháng 7-9. Mọc trong rừng thứ sinh, rừng tre nứa hoặc ven suối trong rừng kín.
Phân bố: Quảng Bình (Phong Nha), Quảng Trị (Đakrông), Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở Thái Lan và Malaixia.
Mẫu nghiên cứu: Quảng Bình, Dư-Nhật 203 (HN); T. A. Đức 03041192 (HNU).
4. Cayratia hayatae Gagnep. – Vác hayata
Gagnep. 1945. Bull. Soc. Bot. Fr. 92: 167; id. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 901; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 470; N. H. Hien, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1148.
Loc. class.: Indo-chine (Anam). Typus: Hayata 729.
Sinh học và sinh thái: Có hoa tháng 4-6, quả chín tháng 8-12.
Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, mới thấy ở Kon Tum (Đắk Glêi), Gia Lai (K’Bang, An Khê), Lâm Đồng.
Mẫu nghiên cứu: Kon Tum, VH 2252 (HN) – Gia Lai, N. H. Hiến 425; N. T. Nhan 392; L. K. Biên 821; LX-VN 444 &452 (HN).
5. Cayratia pedata (Lamk.) Juss. ex Gagnep. – Vác chân
Juss. ex Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 346; id. 1912. Fl. Gen. Indoch. 1: 979; id. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 898; Suess. 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 278; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 93; L. C. Li, 1998. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 48(2): 72; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 471; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1148. – Cissus pedata Lamk. 1783. Encycl. 1: 31; Columella pedata Lour. 1790. Fl. Cochinch.: 85.
Loc. class.: India. Typus (lecotypus): Sonnerat sn. (P, LAM).
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-7, có quả tháng 8-12. Mọc trong rừng, sáng, rừng thứ sinh, ven rừng hoặc ven suối.
Phân bố: Đắk Lắk (Đắk Mil), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná), Đồng Nai (Biên Hoà), Khánh Hoà (Nha Trang). Còn có ở Ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia.
Mẫu nghiên cứu: Đắk Lắk, H. T. Dụng 423 (HN) – Lâm Đồng, T. K. Liên 211 (HN); N. K. Khôi 112 (HN) – Ninh Thuận, Poilane 1925 (VNM) – Đồng Nai, Poilane 176 (VNM) – Khánh Hoà, Poilane 6706 (VNM).
6. Cayratia ceratophora Gagnep. – Vác sừng
Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 359; id., 1912. Fl. Gen. Indoch. 1: 980; id., 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 899; Suess., 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 280; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 469; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1147
Loc. class.: Tonkin (Lang-son) . Typus: Balansa 1105
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 1-4. Mọc trong rừng thứ sinh, ven rừng hoặc ven suối.
Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, mới thấy ở Lạng Sơn.
7. Cayratia roxburghii (Wight. & Arn.) Gagnep. – Vác roxburgh
Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 346; id., 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 898; Suess., 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 278; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 471; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1149. – Vitis roxburghii Wight. & Arn, 1834. Prodr. Fl. Ind. Orient. 127; Cissus roxburghii Planch. 1887. Monogr. Phan. 5: 572.
Loc. class.: India.
Sinh học và sinh thái: Có hoa tháng 4-7, có quả tháng 10-12. Mọc trong rừng thứ sinh, ven rừng, ven suối, nương rẫy và quanh làng bản.
Phân bố: Lào Cai (Sapa). Còn có ở Ấn Độ.
Mẫu nghiên cứu: Lào Cai, Petelot 6973 (VNM); Đội điều tra Việt-Trung 2343 (HN); TV 406 (HN).
Sect. Discypharia Suess. 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 278.
8. Cayratia cannabina Gagnep. – Vác cần xa
Gagnep. 1945. Bull. Soc. Bot. Fr. 92: 167; id. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 897; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 469; N. H. Hien, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1147.
Loc. class.: Indo-chine (Annam). Typus: Evrard 2509
Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, mới thấy ở Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná).
Mẫu nghiên cứu: Ninh thuận, Poilane 8837 (VNM).
9. Cayratia corniculata (Benth.) Gagnep. – Vác có sừng
Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 347; id. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 899; Suess., 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 280; L. C. Li, 1998. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 48(2): 84; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 470; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1147. – Vitis corniculata Benth. 1861. Fl. Hongk. 54; Cissus corniculata (Benth.) Planch. 1887. Monogr. Phan. 5: 563.
Loc. class.: Hongk.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa quả chính tháng 6-7. Mọc trong rừng thứ sinh, ven rừng hoặc ven suối.
Phân bố: Quảng Nam (Ngọc Linh), Đắk Lắk (Đắk Mil), Lâm Đồng (Bảo Lộc). Còn có ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Mẫu nghiên cứu: Quảng Nam, VH 908 (HN) – Đắk Lắk, T. Đ. Lý 773 (HN).
10. Cayratia trifolia (L.) Domin – Vác ba lá
Domin, 1929. Biblioth. Bot. 22: 370; Suess., 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 280; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 93; A. Latiff, 1981. Sains Malaixiana. 10(2): 135; L. C. Li, 1998. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 48(2): 75; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 468; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1149. – Vitis trifolia L., 1753. Sp. Pl.: 293; Vitis carnosa Lamk. 1783. Encycl. 1: 31; Cayratia carnosa (Lamk.) Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 347.
Loc. class.: India.
Sinh học và sinh thái: Có hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-10. Mọc ven rừng, ven sông suối, ven đường và quanh làng bản.
Phân bố: Phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, trung du, duyên hải và đồng bằng trên cả nước.
Mẫu nghiên cứu: Phú Thọ, V. X. Phương 433 (HN) – Hà Tĩnh, M. Alejandra et al 351 (HN) – Kiên Giang, V. X. Phương 10155 (HN).
11. Cayratia oligocarpa (Lévl. & Vant.) Gagnep. – Vác ít quả
Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 348 & 359; id., 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 900; Suess., 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 280; L. C. Li, 1998. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 48(2): 81; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 470; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1148. – Vitis oligocarpa Lévl. & Vant. 1905. Bull. Soc. Agric. Sarthe. 60: 40.
Loc. class.: Chine. Typus: E. H. Wilson 2737.
Sinh học và sinh thái: Mọc trong rừng thứ sinh, ven rừng, ven sông suối, lùm cây bụi ven đường, ven làng bản.
Phân bố: Phổ biến từ các tỉnh vùng núi phía Bắc đến các tỉnh miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ. Còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: Sơn La, V. X. Phương 7316 (HN) – Tuyên Quang, V. X. Phương 6941 (HN) – Thái Nguyên, VN 427 (HN) – Phú Thọ, V. X. Phương 6941 (HN) – Vĩnh Phúc, V. X. Phương 6436 & 7646 (HN); Đ. T. Xuyến 49 (HN) – Hà Nội, N. Q. Bình 02 (HN); 71HN¬¬¬4214 & 72HN4350 (HN) – Thanh Hoá, V. X. Phương 5924 (HN) – Thừa Thiên Huế, Trương Bình 44 (HN); N. T. Cường 25 (HN) – Quảng Nam, N. T. Cường 05 & 06 (HN) – Kon Tum, VH 1121; VH 1678 & VH 5108 (HN) – Gia Lai, N. H. Hiến 312 (HN); L. K. Biên 945 (HN) – Đắk Lắk, H. T. Dụng 466 (HN); L. K. Biên 1044 (HN); H.V. Tuế 236 (HN) – Lâm Đồng, VH 4057 (HN); N. T. Nhan 829 (HN); H. V. Tuế 558 (HN.)
12. Cayratia japonica (Thunb.) Gagnep. – Vác nhật
Gagnep. 1911. Not. Syst. Paris 1: 349; id., 1912. Fl. Gen. Indoch. 1: 983; id., 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 901; Suess. 1953. Nat. Pflanzenfam. 20d: 280; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 93; A. Latiff, 1981. Sains Malaixiana. 10(2): 136; L. C. Li, 1998. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 48(2): 78; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 470; N. H. Hien, 2003. Checklist Pl. Sp. Vietn. 2: 1148. – Vitis japonica Thunb., 1784. Fl. Jap. 104; Cayratia tenuifiolia (Hayne) Gagnep., 1911. Not. Syst. 1: 348.
Loc. class.: Chine. Isotypus: Silvestris 1428 (FI)
Sinh học và sinh thái: Mọc trong rừng thứ sinh, ven rừng, ven sông suối, lùm cây bụi ven đường, ven làng bản.
Phân bố: Phổ biến từ các tỉnh vùng núi phía Bắc đến các tỉnh miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia và Úc.
Mẫu nghiên cứu: Cao Bằng, N. V. Phú DKP 103 (HN); Khôi-Nhan- Vệ 115 (HN) – Hà Giang, DKH 5460 (HN); T. A. Đức 05052266 (HNU) – Tuyên Quang, V. X. Phương, 6965 (HN) – Vĩnh phúc, LX-VN 205 & 807 (HN) – Hà Nội, 1186 (HNPM) – Quảng Ninh, V. X. Phương 5204; 5273; 5204 (HN) – Hoà Bình, V. X. Phương 1768 (HN) – Quảng Bình, Thái-Thuận 242 (HN); L. K. Biên 1427 (HN) – Thừa Thiên Huế, N. T. Cường 03 (HN) – Quảng Nam, 549 (HN) – Khánh Hoà, Poilane 4182 (VNM); 226 (HN).
Tài liệu tham khảo
1. Gagnepain F., 1912: in Lecomte H., Flore Générale de l’Indo-Chine, 1 : 975-984, Paris.
2. Gagnepain F., 1950: in Humbert H., Supplément à la Flore Générale de l’Indo-Chine, 1 : 893-901, Paris.
3. Nguyễn Hữu Hiến, 2004: Danh lục thực vật Việt Nam, 2 : 1147-1149. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Hoàng Hộ, 2000: Cây cỏ Việt Nam, 2: 468-471.NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Latiff A., 1981: Sains Malaysiana, 10(2): 129-139. Malaysia.
6. Li C. L., 1998: Flora Reipublicae Popularis sinicae, 48(2): 68-85, Science Press, Pekin. (in Chinese)
7. Planchon J. E., 1887: in De Candolle, Monographiae Phanerogamarum, 5: 558-577, Sumptibus G. Masson, Parisiis.
8. Suessenguth K., 1953: in Engler A. & Prantl A., Die Naturlichen Pflanzenfamilien, 20d: 277-282, Berlin.










Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ